Một miếng Tây Bắc mở 1 chuyên mục mới là về các loài cây, mỗi tuần sẽ tìm hiểu về các loài cây theo 1 chữ cái bắt đầu, cả nhà muốn tìm hiểu về loài cây nào cứ bình luận phía dưới để cùng Một miếng Tây Bắc mở mang kiến thức mỗi ngày nhé! Tuần này, Một miếng Tây Bắc sẽ bắt đầu với chữ A
[A-Atiso/A ti sô/Ác ti sô]
Acrtichoke; Artichaut. Tên khoa học: Cynura scolymus, Cây họ cúc
Atiso là cây thân thảo, cao hơn 1m. Thân là lá có lông trắng như bông. Lá to, phiến là bị khía sâu, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa to ở ngọn.
Atiso là cây nhập nội. Ưa khí hậu mát mẻ. Cây được trồng nhiều ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo. Phần gốc đế hoa nạc, ăn được. Ở Đà Lạt rất nổi tiếng với món canh hoa Atiso hầm giò heo đó ạ, đã có ai ăn thử chưa ạ? Một miếng Tây Bắc đã từng được thưởng thức và thấy rất ngon ngọt, sẽ để ảnh bên dưới để mọi người xem nhé.
Cây lá dùng để làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh về gan, đau thận, viêm thận. Atiso còn được sấy khô, nghiền nhỏ để pha nước uống như trà.
Còn thông tin gì hữu ích về cây Atiso, mọi người bình luận bổ sung cho Một miếng Tây Bắc nhé!
[A-Anh Đào]
Tên khoa học: Cerasus vulgaris
Họ Hoa hồng (Rosaceae). Cherry. Cerisier
Anh Đào (Cherry) là cây thân gỗ. Lá nhỏ, mép khía răng cưa, hoa trắng, quả tròn. Quả chín có màu tím sẫm, có vị ngọt hơi chua nhẹ, giàu vitamin.
Anh Đào thích hợp trồng ở các nước có khí hậu lạnh, Bắc bán cầu. Cây trồng lấy quả ăn, thân gỗ có thể làm đồ mộc.
Ở Việt Nam rất ít nơi có thể trồng được cây anh đào lấy quả nhưng siêu thị có bày bán loại quả này rất nhiều, phần lớn là được nhập khẩu từ các nước châu Mỹ, Âu, Úc nên giá thành rất cao.
[A-Anh Túc]
Tên khoa học" Papaver somniferum
Họ A phiến (Papaveraceae). Poppy, opium poppy/Pavot somnifere
Cây Anh Túc hay còn gọi là cây thuốc phiện, là cây thân thảo. Thân cây cao 1m-1,5m. Lá lớn, xẻ hình lông chim. Hoa to, mọc đơn độc có màu trắng, tím, hồng hoặc vàng. Quả có chưa nhiều các chất như móc phin, ni cô tin, papaverin...
Quả được dùng trong đông y, gọi là anh túc xác, dùng làm thuốc giảm đau, gây ngủ, chữa đau bụng, đầy hơi. Ở Tây Âu, trồng phổ biến loại có hạt đen để ép lấy dầu ăn. Ở Đông Âu và các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Lào trồng anh túc lấy nhựa. Tại Việt Nam, cây Anh túc đã bị cấm trồng tự do vì nhựa của cây có thể bị sử dụng vào để chế biến các chất cấm.
Tham khảo Lê Quang Long và cộng sự. 2006. Từ điển tranh về các loài cây