Nhiệm vụ của các chú ong

Đăng bởi | 13/08/2021 | 0 bình luận
Nhiệm vụ của các chú ong

Trong một tổ ong thường có 3 loại ong chính là ong chúa, ong thợ và ong đực:

🐝 ong chúa:

Mỗi một đàn ong (tổ ong) chỉ có duy nhất 1 ong chúa. Nếu tổ có từ 2 ong chúa trở nên thì sớm muộn cũng sẽ tách đàn.

Ong chúa là một con ong cái phát triển hoàn chỉnh, là người mẹ lớn nhất và quyền lực nhất trong tổ, có nhiệm vụ đẻ trứng để duy trì nòi giống. Ngoài ra ong chúa còn tiết ra chất Pheromone – chất có khả năng làm các con cái khác trở nên "vô sinh" để duy trì quyền lực của mình.

Là mẹ của cả đàn ong, được ong thợ chăm sóc rất kỹ và được ăn những thức ăn bổ dưỡng nhất ngay cả khi cả đàn ong khan hiếm thức ăn. Thế nên, tuổi thọ ong chúa khá dài, trung bình là 3 năm thậm chí lên tới 5-6 năm.

Cơ thể ong chúa lớn, cánh ngắn, bụng thon dài cân đối bên trong chứa 2 buồng trứng phát triển. Phần lưng, ngực rộng và toàn thân ong chúa có màu vàng đen hoặc nâu đen.

Một con ong chúa thực sự được coi là chúa khi nó đẻ ra các cấp ong con và cai trị cả đàn ong. Khi chưa đẻ trứng thì ong chúa chỉ là một con ong cái bình thường.

🐝 Ong đực (Drone)

Ong đực có kích thước khá lớn & có đôi mắt to hơn cả ong chúa nhưng bụng ngắn hơn. Cơ thể ong đực có màu đen, nhiều lông, cánh dài.

Nhiệm vụ chính của ong đực trong đàn ong là thụ tinh cho ong chúa.

Ong đực không biết tự tìm kiếm thức ăn vì không có bộ phận hút và nhận phấn hoa nên ong đực phải nhờ ong thợ nuôi và cho ăn.

Ong đực không có ngòi đốt nên không biết bảo vệ trước kẻ thù tấn công tổ.

Ong đực có tuổi thọ khoảng 3 tháng và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của đàn ong. Tuy nhiên, khi nguồn thức ăn khan hiếm ong đực bị đẩy ra khỏi tổ một cách không thương tiếc. Vào mùa đông, khi trong tổ thiếu thức ăn ong đực cũng bị đẩy ra khỏi tổ và mặc cho chết đói, chết rét bên ngoài 😢

Tóm cái ngòi lại: Trong đàn, ong đực chẳng làm việc gì cả, chỉ đi ra đi vào, đôi khi bay đi chơi quanh tổ hoặc bay đuổi theo các ong chúa để giao phối. Tưởng chừng như chẳng làm gì nhưng ong đực lại đóng vai tròn quan trọng không thể thiếu.

🐝 Ong thợ

Ong thợ chỉ được nuôi bằng sữa chúa trong thời gian 3 ngày đầu khi còn là ấu trùng. Do đó, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh đó là những con cái không có khả năng sinh đẻ.

Trong 1 đàn ong thì số lượng ong thợ chiếm đông đảo nhất. Chúng đảm nhận hầu như tất cả các công việc nặng nhọc như xây tổ, chăm sóc ấu trùng, ong non và ong chúa, tìm kiếm thức ăn và phòng chống kẻ thù…

Tuổi thọ của ong thợ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết và nguồn thức ăn. Thông thường tuổi thọ của ong thợ chỉ được khoảng 50 – 60 ngày. Vào mùa hè nắng nóng quá ong thợ sống được 5 – 6 tuần, còn khi mùa thu mát mẻ ong thợ sống được 2 tháng.

Ong thợ đã dành toàn bộ cuộc đời ngắn ngủi của mình (30 - 50 ngày) để làm việc cho sự tồn tại và phát triển của đàn ong. Hầu như mọi công việc trong tổ đều do ong thợ đảm nhiệm.

🐝 Nhiệm vụ của ong thợ (ong cái) quả thật là cao cả phải không cả nhà!

 

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: